Tam Thất Bắc Hà Giang

Theo y học cổ truyền, Tam thất Bắc là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc. Tam thất bắc có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống 

Tên khác 

Sâm tam thất, nhân sâm tam thất, Kim bất hoán (Vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng cũng không đổi được: Ý nói mức độ quý hiếm của Tam thất bắc. 

Giải thích ý nghĩa từ

Tam thất Tên Tam thất có nhiều cách giải thích như sau: Trong sách “Bản thảo cương mục” có ghi chép: Vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải do đó có tên tam thất. 

Một cách giải thích khác: Tam = 3 có ý nói từ lúc gieo hạt tới lúc ra hoa phải mất 3 năm. Thất = 7, ý nói từ lúc gieo hạt cây tới lúc thu hoạch phải mất 7 năm. 

- Có người lại nói: Vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét. 

Tên khoa học

Panax pseudo-ginseng, là loài thực vật có hoa thuộc chi Sâm. Khu vực phân bố Tam thất bắc là cây thuốc quý hiếm, thuộc họ Nhâm sâm, tam thất Bắc rất hiếm ở Việt Nam bởi vì cây này chỉ mọc ở các vùng núi có độ cao 1.500m trở lên, cây thích hợp với khí hậu lạnh.

Củ tam thất bắc, loại 7 củ

Tam thất Bắc khác hoàn toàn với Tam thất nam (Cây thuốc thuộc họ gừng, bởi vậy mà giá bán Tam thất Bắc đắt gấp nhiều lần Tam thất nam). Tam thất bắc phân bố nhiều ở các quốc gia Đông bắc á như: Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc 

Ở Việt Nam có người nói nguồn gốc từ Trung Quốc, được di thực vào Việt Nam những năm 60 - 70 của thế kỉ trước, giờ có những vùng trồng tam thất chủ yếu ở Hà Giang (Yên Minh), Lào Cai (Sa Pa), Cao Bằng, Lai Châu ...

Bộ phận dùng 

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tam thất bắc là Củ, đây chính là kết tinh của tam thất, củ tam thất chứa rất nhiều dược chất quý hiếm tốt cho sức khỏe. Ngoài ra hoa và nụ tam thất bắc cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh tim mạch và huyết áp. Đặc biệt là nụ và hoa non tam thất, mọi người có thể tìm thêm các bài viết về hoa non tam thất trên blog của mình để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Cách chế biến và thu hái

Tam thất bắc thường được trồng từ 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch, củ tam thất bắc rất cứng kể cả khi còn tươi. Người ta thu hái tam thất vào tháng 11 hàng năm sau khi cây đã đủ tuổi từ 5 năm trở lên, cây càng lâu càng quý hiếm Tam thất sẽ được cắt bỏ phần lá và thân giữ lại phần củ phơi khô làm thuốc. 

Ngoài ra trong năm người ta thu hái nụ và hoa tam thất bắc vào tháng 8 hàng năm để làm thuốc còn gọi là (Hoa tam thất) hiện nay có giá khoảng 450.000đ/1Kg đến 900.000Đ/1kg tùy loại hoa tam thất là là nụ, hay hoa non tam thất, hoa già.

Thành phần hóa học

Phân tích thành phần trong tam thất bắc, các nhà khoa học phát hiện trong tam thất bắc có nhiều dưỡng chất, dược chất quý hiếm, phải kể như các acid amin, sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B thường có trong Nhân Sâm. 
Củ tam thất rất cứng

Công dụng chữa bệnh

Tam thất từ xưa đến nay luôn là vị thuốc nam quý hiếm chữa được nhiều bệnh. 

Theo các tài liệu cổ: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và vị. Ngoài ra cây còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Sau đây tamthathagiang.blogspot.com liệt kê ra một số tác dụng chính của Củ tam thất bắc: 

- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng. Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. 

- Tam thất bắc giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể 

- Tác dụng hỗ trợ điều trị Ung thư 

- Tác dụng kích thích hoạt động tình dục mạnh mẽ 

- Tác dụng tốt cho người bệnh thấp tim. 

- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh). 

- Hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu cấp và mạn tính. 

- Hỗ trợ điều trị bệnh băng huyết. 

- Hỗ trợ điều trị bệnh Đau thắt ngực do bệnh mạch vành 

- Hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu cấp và mạn tính 

- Tác dụng giảm đau 

- Đối tượng sử dụng 

- Bệnh nhân suy giảm chức năng tim, người mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, hở van tim và các bệnh về tim. 

- Phụ nữ sau khi sinh dùng tam thất bắc có tác dụng bổ máu, lại sức, lợi sữa

- Bệnh nhân Ung thư 

- Người hoạt động trí óc sử dụng tam thất bắc có tác dụng kích thích thần kinh. 

- Người bị chấn thương, tụ máu, bầm tím. 

- Bệnh nhân mắc bệnh thấp tim. 

- Phụ nữ bị thống kinh, băng huyết. 

- Người mới ốm dậy dùng tam thất để bồi bổ sức khỏe. 

- Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu 

- Người mới ốm dậy, người gầy yếu suy nhược cơ thể(Dùng tam thất như một vị thuốc bổ) 

- Bệnh nhân suy giảm chức năng sinh lý (Dùng cho cả nam và nữ) 

Hoa tam thất non

Cách dùng, liều dùng 

Xay củ tam thất thành dạng bột để sử dụng. Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, trộn với cháo loãng hoặc pha tam thất với nước ấm 

Riêng đối với bệnh bạch cầu: Dùng kết hợp Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống. 

Lưu ý khi sử dụng :

Tam thất bắc không có phản ứng phụ nên bạn có thể yên tâm khi dùng sản phẩm. 

Lưu ý: Khi mua tam thất bắc nên mua dạng nguyên củ. Không nên mua dạng bột nghiền sẵn, chắc chắn sẽ bị trộn loại kém chất lượng.

Theo Q.Hòa 0973 379 133 (tổng hợp từ nhiều nguồn viết về đông y chất lượng)

1 nhận xét: